Sản lượng na Chi Lăng hơn năm ngoái 1.000 tấnTrồng na Thái dễ kiếm tiềnHải Dương: Trồng na theo VietGAP
Người dân bản Mé Lếch thu hoạch na.
Huyện Mai Sơn có diện tích tự nhiên trên 142 nghìn ha. Trước đây, người dân nơi đây chủ yếu trồng cây ngô, cây sắn. Đây đều là những loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp. Nhận thấy yếu điểm này, từ năm 2016 tới nay, Mai Sơn đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết vận động nhân dân chuyển đổi mô hình sang trồng cây ăn quả giá trị kinh tế cao.
Ông Cầm Văn Thắng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Mai Sơn cho biết, sau hơn 3 năm triển khai chủ trương chuyển đổi, bộ mặt kinh tế của địa phương có nhiều biến chuyển. Hiện nay, trên địa bàn huyện Mai Sơn có tổng 108 HTX, trong đó có 88 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Mỗi khu vực HTX được quy hoạch thành vùng trồng riêng, sao cho phù hợp với điều kiện về thời tiết và thổ nhưỡng của loại cây đó.
Để hỗ trợ cho các hộ dân, huyện đã cung ứng phân bón, mở các lớp tư vấn và nâng cao kĩ thuật cho các hội viên HTX. Khi cây na đã cho sản lượng lớn, vấn đề đầu ra của sản phẩm cũng là nỗi lo của toàn huyện. Trước khó khăn này, Mai Sơn đã nhanh chóng kiến nghị tỉnh Sơn La, liên kết với các nhà máy, doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho người dân. Ngoài ra, huyện cũng tổ chức các hội nghị tư vấn, hỗ trợ cấp chứng chỉ VietGAP truy xuất nguồn gốc cây ăn quả.
Na Mé Lếch được biết tới có chất lượng, mẫu mã đẹp.
Trong năm 2019, huyện đã cho thí điểm 5 mô hình sản xuất thuộc 5 HTX theo tiêu chuẩn hữu cơ, với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ha. Ông Thắng khẳng định, tiến tới sẽ hỗ trợ tiếp các HTX xây dựng nhà xưởng sơ chế. Đồng thời, đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại cho quả na nói riêng, cây ăn quả nói chung.
Bức tranh chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở Mai Sơn thể hiện rõ nét nhất tại HTX Mé Lếch, xã Cò Nòi. Ông Nguyễn Hữu Tứ, Giám đốc HTX cho biết, dù mới thành lập và đi vào hoạt động nhưng HTX đã có 20 thành viên tham gia, tổng diện tích canh tác na khoảng 50 ha.
Theo ông Tứ, HTX đảm nhiệm các khâu kỹ thuật, đầu ra quảng bá sản phẩm, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với thương lái. HTX cũng đăng ký tem nhãn sản phẩm chung, kiểm soát quy trình sản xuất và cấp tem nhãn truy xuất nguồn gốc cho các hộ dán lên từng quả na.
Ông Nguyễn Bá Tuyết, bản Mé Lếch cho biết tham gia vào HTX từ tháng 5/2018. Theo ông Tuyết, từ khi tham gia vào HTX, sản phẩm na Mé Lếch đã có thương hiệu hơn trước rất nhiều. Thậm chí, khi hỏi về Mé Lếch, người ta chỉ nhớ tới cây na. Ông Tuyết khẳng định, từ khi tham gia vào HTX, các hộ dân được hướng dẫn về kĩ thuật trồng, chăm sóc, thu hái… một cách toàn diện. Nhờ đó, cây na tạo ra hiệu quả và chất lượng cao hơn. Thu nhập của người dân từ đó được nâng cao.
Cán bộ ngành NN-PTNT hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người dân.
Nói một cách dễ hiểu, trước đây, khi chưa có dự góp mặt của HTX, người dân thường xuyên phải bán na với bị o ép, không quá 20 nghìn đồng/kg. Nhưng tới nay, na được thu mua tại vườn luôn cao hơn 35 nghìn đồng/kg.
Gia đình ông Tuyết có diện tích khoảng 1ha trồng na, lãi ước tính trong năm 2019 dự kiến khoảng 500 triệu đồng. Với vai trò là người sản xuất cũng chính là nhà tiêu dùng, ông Nguyễn Bá Tuyết khẳng định sản phẩm na của Mé Lếch đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xã viên Đỗ Thị Hoa (HTX Mé Lếch) cho biết, trước kia những kiến thức về kĩ thuật đều phải tự tìm tòi học hỏi. Nhưng kể từ khi tham gia HTX, bà được đi tập huấn các kinh nghiệm về tỉa cành, bón lá, các kĩ thuật chăm sóc cây sao cho hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, các xã viên cũng được đi tham quan các mô hình khác để học hỏi, nâng cao kinh nghiệm sản xuất. Với diện tích 0,5ha, bà Hoa dự kiến sẽ thu hoạch khoảng 7 tấn na, cao gần gấp đôi năm 2018 khi chưa tham gia HTX.
Nhờ có chứng nhận và tem, giá na xuất bán cao hơn so với sản phẩm không tem nhãn. Thời điểm này, HTX xuất bán na với giá 50 nghìn đồng/kg tại vườn. Bình quân 1 ha na cho thu hoạch 14 – 20 tấn quả, doanh thu 700 – 900 triệu đồng, cho lợi nhuận 400 – 500 triệu đồng.
|