Tham gia lớp tập huấn có bà Quách Thị Thanh Bình – Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng; bà Nguyễn Thị Huệ - Trưởng Văn phòng đại diện công ty VinaCert tại Cần Thơ; ông Đỗ Thành Muôn – chuyên gia của VinaCert cũng là giảng viên chính của khóa học và hơn 100 học viên đến từ các chi cục, tổ hợp tác, hợp tác xã, trạm khuyến nông,...
Bà Nguyễn Thị Huệ - Trưởng Văn phòng đại diện công ty VinaCert tại Cần Thơ phát biểu khai mạc
Trong thời gian 2 ngày (6-8/5/2015), Chuyên gia Đỗ Thành Muôn đã có những hướng dẫn chi tiết cho các học viên những nội dung cơ bản về bộ tiêu chuẩn VietGAP như:
1. Xác định đối tuợng, phương thức và hình thức nuôi trồng
2. Thành lập đội/ nhóm VietGAP.
3. Xây dựng sơ đồ và mô tả quy trình nuôi.
4. Phân tích mối nguy ATBD, ATMT, ATTP, ATLÐ.
5. Nâng cấp, cải tạo hệ thống nuôi và công trình trên bờ (phần cứng).
6. Xây dựng quy trình nuôi, trồng thủy sản theo VietGAP (phần mềm).
7. Triển khai áp dụng VietGAP.
8. Ðánh giá nội bộ.
9. Thiết lập và lưu trữ hồ sơ VietGAP.
Với những hướng dẫn tích cực và tận tình từ phía giảng viên, trong 2 ngày, các học viên gần như đã nắm bắt và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bộ tiêu chuẩn VietGAP. Các học viên đều tích cực, mạnh dạn khi đặt ra những câu hỏi rất thực tế về những khó khăn đang gặp phải như: khó khăn trong quá trình ghi chép, dùng kháng sinh, xử lý chất thải,…
Phát biểu trong buổi bế mạc và trao chứng chỉ, bà Quách Thị Thanh Bình - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng hy vọng với những gì được tập huấn trong 2 ngày qua, cán bộ chủ chốt của các trạm, xã, tổ hợp tác,… sẽ tiếp tục mang kiến thức có được cùng với Chi cục truyền tải, hướng dẫn và hỗ trợ cho người nuôi từ đó xóa bỏ dần rào cản nuôi thủ công và áp dụng theo yêu cầu mới.
Bà Quách Thị Thanh Bình - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng phát biểu
Đến dự lễ trao chứng chỉ còn có ông Trần Đình Luân - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng. Ông Luân bày tỏ sự vui mừng trước ý thức của học viên về tầm quan trọng trong việc cập nhật thông tin mới, bằng chứng là đông đủ anh chị em tham dự khóa học với tinh thần học tập nghiêm túc, thể hiện đúng vai trò và trách nhiệm mình đang gánh vác. Ông Luân cũng có những chia sẻ thiết thực để các học viên hiểu hơn về vấn đề được đặt ra: Làm VietGAP thì giá bán ra có cao hơn hay không? Ông Luân bày tỏ quan điểm và giải thích: Làm VietGAP không phải để bán được với giá cao hơn mà để hiểu hơn về qui trình sản xuất, áp dụng theo tiêu chuẩn như : ghi chép lại quá trình nuôi, quá trình cho ăn, dịch bệnh…kiểm soát được lượng thức ăn, kiểm soát dịch bệnh từ đó giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất.
Ông Trần Đình Luân trao chứng chỉ cho học viên tham dự khóa học
Các học viên chụp ảnh lưu niệm cùng đơn vị tổ chức
Đại diện cho công ty VinaCert – đơn vị hỗ trợ giảng dạy trong suốt khóa tập huấn, bà Nguyễn Thị Huệ đã có những chia sẻ trước kết quả tích cực của khóa tập huấn khi gần như các học viên đều tham dự học đầy đủ các buổi. Bà Huệ cũng hy vọng sẽ có nhiều cơ hội được tiếp tục đồng hành cùng với Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng để cùng mang đến những khóa học, những kiến thức bổ ích góp phần nâng cao nhận thức của người nuôi giúp ngành thủy sản của địa phương nói riêng và của Việt Nam nói chung ngày một ổn định và phát triển.