Sử dụng phân bón hợp lý giúp giảm sâu bệnh trên cây thanh long
Nơi trồng thanh long tập trung chủ yếu ở miền Nam, các tỉnh trồng nhiều là: Long An, Tiền Giang, Bình Thuận. Ở miền Bắc 5 năm trở lại đây, từ trồng thử nghiệm thành công, diện tích thanh long cũng đang mở rộng.
Thanh long thích nghi với nơi có ánh sáng nhiều, đất đai bằng phẳng. Tuy nhiên cũng có thể trồng trên đất có độ dốc vừa phải, nghèo dinh dưỡng nhưng đảm bảo đủ nước và phân bón. Là cây rễ mềm, chịu hạn, kị úng nước, rễ ăn nông phân bổ ngang sâu 5 - 10 cm, thích hợp với đất trung tính, pH 5.5 - 6.5, đất tơi xốp, thoát nước tốt.
Tuy là cây có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu với khối lượng lớn nhưng một số nơi trồng tự phát, thâm canh theo tập quán đầu tư phân hữu cơ không ủ hoai mục, bón nhiều phân hóa học nhất là đạm urê, phun thuốc sâu bừa bãi không theo quy trình phòng trừ tổng hợp nên sâu bệnh phát triển nhiều. Đặc biệt là bệnh đốm trắng làm cho những vùng SX thanh long tập trung ở miền Nam có khoảng 30% trái phải đổ bỏ.
Áp dụng quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, trong đó có việc lựa chọn loại phân bón thích hợp và bón đúng cách. Phân có đầy đủ các chất đạm, lân, kali, các chất trung và vi lượng với thành phần cân đối hợp lý cộng với việc chăm sóc đúng kỹ thuật giúp cây khỏe mạnh, tăng sức chống chịu là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất.
Ngoài ra, chất dinh dưỡng trong phân còn khử các chất độc hại, bổ sung các chất trung, vi lượng đang thiếu hụt, cân bằng dinh dưỡng để cải tạo lý và hóa tính của đất giúp cho SX thanh long phát triển bền vững và hiệu quả. Qua thực tế nhiều nơi lựa chọn phân bón Văn Điển đã đáp ứng được các yêu cầu trên.
Long An là tỉnh có diện tích trồng thanh long nhiều với trên 10.000 ha. Ông Lương Lễ Dũng, Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông Long An nói: “Những vùng SX thanh long tập trung qua nhiều năm canh tác, nông dân bón nhiều đạm urê, bón phân có tính chất chua, phun nhiều thuốc BVTV. Đạm urê dư thừa tích lũy dưới dạng Bio urê gây độc hại, phân có tính chất chua làm cho độ nhiễm chua phèn ngày càng tăng, Fe, AL di động nhiều làm thâm rễ.
Tồn dư thuốc BVTV gây ngộ độc đất và ô nhiễm môi trường nước, cứ làm như vậy năm này qua năm khác, các chất độc hại, các mầm mống sâu bệnh tích lũy trong đất ngày càng nhiều là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, làm thanh long mất mùa.
Phân Văn Điển có tính kiềm, có tỷ lệ canxi (vôi) khá cao có tác dụng khử chua, ém phèn. Canxi cộng với chất trung và vi lượng khác trung hòa Fe, Al khử và trung hòa các chất độc hại. Vì thế phân lân Văn Điển là loại phân thân thiện với môi trường phù hợp với quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp và SX thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Phân NPK Văn Điển thành phần chính có lân Văn Điển nên cũng có tác dụng như vậy và qua thực tế bón phân Văn Điển cho thanh long rất hiệu quả”.
Đồng tình với ý kiến của ông Dũng, ông Kiều Xuân Hải, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Tân Trụ cũng có lời khen về phân Văn Điển: “Đất trồng thanh long chủ yếu là đất thịt pha cát, đất chua phèn, nghèo dinh dưỡng, thiếu các chất vi lượng. Thanh long bón nhiều phân gà không ủ mục , bón nhiều phân đạm hoặc phân NPK có tính chất chua nên 2 năm gần đây bệnh đốm trắng thành dịch gây hại nặng. Những diện tích bón 50 kg phân lân Văn Điển cho 1.000 m2 thanh long sâu bệnh giảm hẳn đều được mùa”.
Ông Lê Xuân Tiến, người trồng thanh lon ở xã Đức Tân cũng cho biết: “Phân Văn Điển giúp thanh long cây mập, cành vươn dài, ra hoa đậu quả nhiều, quả to, vỏ quả dày, màu sắc trái đậm sáng bóng, tai cứng, ruột quả chắc và tăng vị ngọt, dễ bảo quản. Ngoài ra còn giúp thanh long hạn chế bệnh đốm trắng, thối rễ, thối cuống, kiến và ruồi đục trái, rầy mềm”.
Phân bón cho thanh long kết hợp giữa phân lân Văn Điển và NPK Văn Điển. Lân Văn Điển có thành phần các chất dinh dưỡng cao đến 97% gồm: P2O5: 15 - 17%, CaO: 28 - 34%, MgO: 15 - 18%, SiO2: 24 - 30% và các chất vi lượng: B, Mn, Cu, Co, Zn, Fe,… NPK Văn Điển 12.8.12 trộn hoặc vê viên, phân có tỷ lệ dinh dưỡng cao trên 70% gồm các chất đa lượng, trung và vi lượng: N: 12%, P2O5: 8%, K2O: 12%, S: 3%, MgO: 8%, CaO: 15%, SiO2: 13%. Các chất vi lượng: Zn, B, Cu, Mn, Co,… Trong đó có tỷ lệ CaO (vôi): 15%, nên bón phân Văn Điển không phải bón vôi.
Thanh long giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 đến 2 năm tuổi) cây cần nhiều đạm để phát triển thân cành, lân nhiều để phát triển bộ rễ, nhiều chồi, kali giúp cây cứng cáp, chống sâu bệnh, trung - vi lượng giúp cây phát triển cân đối.
Giai đoạn kinh doanh cây cho trái ổn định đi vào khai thác, cây cần kali nhiều, đạm khá, lân vừa đủ và các chất vi lượng giúp cho trái to đẹp, năng suất cao, chất lượng tốt, chín đồng loạt.
Cách bón phân Văn Điển cho thanh long: Bón lót cho 1 trụ: 10 - 15 kg phân chuồng mục + 50 - 80 gr NPK Văn Điển 12.8.12. Bón thúc 3 tháng sau trồng: 250 - 300 gr NPK Văn Điển 12.8.12 cho một trụ. Sau đó cứ 3 tháng bón 1 lần, mỗi lần 350 - 400 gr NPK Văn Điển 12.8.12 cho 1 trụ.
Hàng năm đầu mùa mưa bón 1 trụ: 10 - 15 kg phân chuồng mục + 1,6 - 2 kg phân NPK Văn Điển 12.8.12. Chia làm 4 lần: Lần 1 vào tháng 10, sau thu hoạch, cắt cành, tạo tán, một trụ: Bón phân chuồng + 2 kg lân Văn Điển + 400 - 500 gr NPK 12.8.12. Lần 2 vào tháng 12: Bón 400 - 500 gr NPK 12.8.12. Lần 3 vào tháng 2: Bón 1 trụ: 100 - 500 gr NPK 12.8.12. Lần 4 vào tháng 4: Bón 1 trụ: 400 - 500 gr NPK Văn Điển 12.8.12.