Thanh long hiện là cây trồng triển vọng mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân Việt Nam
Thanh long Việt Nam là cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Nếu bà con tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất thực phẩm, hoa quả sạch thì trái thanh long rất có lợi thế XK.
Tại Việt Nam, giống thanh long khá đa dạng gồm thanh long ruột trắng vỏ đỏ, ruột trắng vỏ vàng, ruột đỏ vỏ đỏ, ruột tím hồng vỏ đỏ. Trong số đó, thanh long ruột màu có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao hơn loại ruột trắng.
Qua quá trình sản xuất, nhiều nhà vườn có kinh nghiệm đã lựa chọn, sử dụng phân bón Văn Điển bón cho cây thanh long phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.
Nhu cầu dinh dưỡng
Thanh long trồng được trên nhiều loại đất từ đất khô cằn, đất cát, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha sét.
Tuy nhiên, để trồng thanh long đạt hiệu quả cao đất phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn có pH từ 5,5 - 6,5, hàm lượng hữu cơ cao, không bị nhiễm mặn.
Khi bón phân cho cây thanh long cần lưu ý các đặc điểm sau:
- Thời kỳ kinh doanh, cây vừa sinh trưởng rất mạnh, vừa ra hoa, ra trái nên cần rất nhiều dinh dưỡng. Ngoài việc phải bón phân hữu cơ và vôi hàng năm, ta còn phải bón một lượng phân NPK theo các thời kỳ khác nhau.
Trong thời gian nuôi cành, tạo tán, cây cần được bón các loại phân NPK có tỷ lệ đạm cao, lân vừa phải và kali thấp.
- Khi cây cần phân hóa mầm hoa, ta bón phân có hàm lượng đạm trung bình, lân cao và kali trung bình, để thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa dễ dàng. Bước sang giai đoạn nuôi trái, ta bón phân có hàm lượng đạm và kali cao, lân thấp...
Thích hợp cây thanh long
Thanh long có bộ rễ ngắn ăn nông, nếu ta bón loại phân dễ tan thì khi tưới nước, phân sẽ ngấm xuống tầng đất sâu, cây không thể hút được.
Phân bón Văn Điển không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường do rễ cây tiết ra nên hiệu quả sử dụng cao lên đến 97 – 98%.
Các loại phân chuyên dụng cho thanh long gồm:
Phân cho thời kỳ kiến thiết cơ bản
- Phân ĐYT NPK 16.16.8 có chứa đạm (N = 16%), lân hữu hiệu (P2O5 = 16%), Kali (K2O = 8%K), 5% MgO, 10% CaO, 8% SiO2 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu... tổng dinh dưỡng trên 63%.
- Phân NPK 12.5.10 có chứa đạm (N = 12%), lân hữu hiệu (P2O5 = 5%), kali (K2O = 10%), vôi (CaO = 5%), Magie (MgO = 2%), lưu huỳnh (S = 11%), Silic (SiO2 = 4%) và 6 chất vi lượng là kẽm, bo, sắt, đồng, Coban, Mangan. Tổng dinh dưỡng đạt đến 50%.
Phân cho thời kỳ kinh doanh
- Loại phân ĐYT NPK 16.6.16 có chứa 16%N, 6%P2O5, 16%K2O, 2%S, 5% MgO, 8% CaO, 7% SiO2 và các chất vi lượng B, Mn,... với tổng dinh dưỡng trên 60%.
- Phân bón NPK 12.12.17 có chứa đạm (N = 12%), lân hữu hiệu (P2O5 = 12%), kali (K2O = 17%), vôi (CaO = 0,5%), Magie (MgO = 0,2%), lưu huỳnh (S = 7%), silic (SiO2 = 4%) và 6 chất vi lượng là kẽm, Bo, sắt, đồng, Coban, Mangan. Tổng dinh dưỡng đạt đến 52,5%.
Ngoài ra còn có sản phẩm phân nung chảy lân Văn Điển, dùng bón lót giúp cải thiện độ chua của đất (bón thay vôi) nhằm điều chỉnh pH đất và cung cấp cho cây rất nhiều các chất trung và vi lượng…