Phân A1 và A2 bón trên đất nào? (20/05/2016)

Trong phân NPK của Đầu Trâu ký hiệu A1 và A2 đều có bọc 2 chế phẩm này thì phân cũng hưởng được tính ưu việt của 2 chế phẩm này nên bón cho cây nào, đất nào cũng đều có lợi.

Thông qua chương trình "Đồng hành và chia sẻ" trên VTV Cần Thơ, nhiều bạn nghe đài hỏi: "Phân NPK Đầu Trâu của Cty CP Phân bón Bình Điền có chứa Agrotain và Avail. Phân bón cho đất phù sa mang lại hiệu quả rất cao, vậy có thể sử dụng cho đất phèn được không? Bón như thế nào? Liều lượng bao nhiêu, và bón lâu có ảnh hưởng gì đất không…?

Như nhiều bà con đã biết, chế phẩm Agrotain bọc cho phân urê để tiết kiệm phân đạm (N). Còn chế phẩm Avail bọc cho phân DAP hay NPK là để bảo vệ chất P, làm tiết kiệm phân P.

Như vậy trong phân NPK của Đầu Trâu ký hiệu A1 và A2 đều có bọc 2 chế phẩm này thì phân cũng hưởng được tính ưu việt của 2 chế phẩm này nên bón cho cây nào, đất nào cũng đều có lợi. Đều tiết kiệm được phân, năng suất vẫn cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không gây ô nhiễm cho môi trường.

Dưới đây là những bằng chứng trình diễn thu được tại xã Vĩnh Hạnh, huyện Châu Thành và xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại sơn, tỉnh An Giang do Trung tâm Khuyến nông An Giang thực hiện trên 2 loại đất phù sa ngọt và đất phèn để đọc giả tham khảo:

Trên nền đất phù sa ngọt tại Châu Thành, An Giang: Khảo nghiệm để tìm hiểu hiệu lực nông học và hiệu quả kinh tế của phân NPK Đầu Trâu A1 và A2 đến năng suất lúa tại hộ của ông Nguyễn Anh Tuấn, xã Vĩnh Hạnh vụ ĐX 2013-2014.

Trong khảo nghiệm này nền phân Đầu Trâu A1 và A2 bón liều lượng 77kg N + 49kg P205 và 42kg K20 để so sánh với nền phân do ông Tuấn bón là 260kg urê +150kg DAP thường và 120kg kg kali, tính ra nguyên chất là 147kg N + 69kg P205 và 72kg K20/ha.

So với nền phân Đầu Trâu thì ông Tuấn đã bón cao hơn là 70kg N + 20kg P205 và 30kg K20/ha. Số phân dôi ra này tương đương với 152kg phân urê + 125kg super lân và 50kg phân kali/ha. Do bón nhiều phân nên chi phí cao hơn, nhưng năng suất lúa thấp hơn nền phân Đầu Trâu là 400kg/ha, dẫn đến giá thành lúa của ruộng ông Tuấn cũng cao hơn. Do đó dù giá thóc bán như nhau, nhưng tiền lời từ ruộng luá ông Tuấn cũng thấp hơn là 1,7 triệu đồng/ha.

Trên đất phèn Thoại Sơn, An Giang: Trình diễn được thực hiện tại hộ ông Nguyễn Văn Khải, xã Vĩnh Trạch (trong mô hình VietGAP). Tại đây nền phân Đầu Trâu A1 và A2 bón 79kg N + 30kg P205 và 49kg K20/ha. Còn ruộng ông Khải bón 210kg urê + 180kg DAP thường và 99kg kali, tương đương với 99kg N + 83kg P205 và 89kg K20/ha.

Như vậy ruộng của ông Khải dù đã tuân thủ theo mô hình VietGAP vẫn bón cao hơn nền phân Đầu Trâu là 20kgN + 53kg P205 và 40kg K20/ha, tương đương với 43kg urê + 331kg super lân và 67kg phân kali/ha.

Số liệu trên cho thấy nông dân Nguyễn Văn Khải cũng là nông dân tiên tiến. Ông đã biết áp dụng kỹ thuật VietGAP khá tốt, nhưng nguồn phân sử dụng dù có cao hơn nền phân Đầu Trâu, vẫn thu được năng suất thấp hơn nền phân Đầu Trâu, giá thành lại cao hơn, dẫn đến tổng thu thấp hơn nên lợi nhuận thấp hơn nền phân Đầu Trâu đến 4,6 triệu đồng/ha.

Kết quả này trả lời rõ ràng là dùng phân Đầu Trâu có chứa Agrotian và Avail trong dang phân A1 và A2 ở trên đất nào cũng tốt, ở vùng đất phèn lại còn tốt hơn cả vùng đất phù sa ngọt. Vì vậy bà con yên tâm sử dụng.

Theo GS MAI VĂN QUYỀN (nongnghiep.vn)
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIETGAP

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.634.1933 ext. 150

Email: vietgap@fsi.org.vn

Hotline: 0904.628.499

| |
Copyright © 2014 VietGap - All Right Reserved.
Đang online: 214
Tổng truy cập: 39333740