Quang cảnh lớp tập huấn
Các học viên cùng giảng viên đã trao đổi, chia sẻ về kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP: Khâu đánh giá, chọn lựa vùng đất sản xuất, chọn giống và ghép giống, quản lý đất và chăm sóc chè, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các bước thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển chè đảm bảo an toàn thực phẩm…
Bên cạnh đó, học viên được tham quan thực tế tại Hợp tác xã Chè Tân Hương (xóm Cây Thị, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên); thăm và trao đổi kinh nghiệm với các xã viên HTX trong sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, UTZ tại địa phương.
Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh sản xuất chè an toàn, chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2020 có 16.800ha (80% diện tích chè kinh doanh) đủ điều kiện sản xuất chè an toàn. Trong đó hỗ trợ sản xuất và chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP” 1.000ha/năm trở lên; hỗ trợ sản xuất và chứng nhận VietGAP (hoặc GAP khác) 500ha/năm trở lên.
Việc tổ chức lớp tập huấn này rất phù hợp, nhằm cập nhật tiến bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết cho các hộ làm chè; đồng thời để cán bộ khuyến nông truyền đạt lại cho nông dân tại cơ sở...