Xuất khẩu thành công lô vải thiều đầu tiên sang Thái LanGiá vải thiều Lục Ngạn cao nhất từ trước đến nayTrên 9.500 tấn vải thiều đã được XK sang Trung Quốc12 quả vải thiều giá 430.000 đồng tại Nhật BảnLô vải thiều đầu vụ 1.200kg xuất khẩu sang ÚcVải thiều Bắc Giang được giá, thị trường tiêu thụ không quá khó
Theo tỉnh này, dù sản lượng giảm khoảng 40% so với năm 2016 nhưng giá vải thiều đạt cao kỷ lục.
Vải thiều năm nay đạt giá cao kỷ lục, dễ tiêu thụ
Bà Nguyễn Thị Hồng, nông dân thôn Kép 1, xã Hồng Giang (Lục Ngạn) cho hay, năm nay sản lượng vải thiều nhà bà đạt khoảng 10 tấn quả tươi, tương đương với vụ vải 2016, chất lượng, mẫu mã đều giữ được ở mức như năm trước. Với giá bán 42 nghìn đồng/kg, gia đình bà thu hơn 400 triệu.
Cũng như bà Hồng, nhiều hộ dân ở Lục Ngạn thu hàng trăm triệu đồng trong vụ vải thiều năm nay.
Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, ông Nguyễn Thanh Bình, cho biết, sản lượng vải thiều toàn huyện khoảng 55 nghìn tấn, giảm hơn 36 nghìn tấn so cùng kỳ. Giá bán bình quân 40 nghìn đồng/kg. “Tổng giá trị SX vải thiều đạt hơn 2.200 tỷ đồng, đó là chưa kể đến doanh thu từ các hoạt động gián tiếp. Đây là năm vải thiều đạt mức giá cao kỷ lục, tiêu thụ cũng rất thuận lợi”, ông Bình nói.
Có được kết quả trên, theo ông Bình, là do ngay từ đầu vụ, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại cho một số sản phẩm vải thiều chủ lực như vải tươi, vải sấy khô, nước ép vải… Ngoài ra, huyện cũng phối hợp với các ngành của tỉnh tổ chức “Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội”, liên hệ với hệ thống các siêu thị ở một số tỉnh, thành phố lớn để đưa nông sản này đến với người tiêu dùng.
“Một trong những điểm nổi bật là huyện chủ động xây dựng các điểm thu mua. Toàn huyện có tới 350 điểm thu mua lớn nhỏ, có những điểm mua tới 10 tấn quả/ngày. Công tác vận chuyển, lưu thông và bảo quản cũng được chú trọng”, ông Bình cho biết.
Lục Ngạn cũng là huyện đầu tiên thực hiện quy trình quản lý chất lượng quả vải theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Với gần 11 nghìn ha vải thiều đạt các tiêu chuẩn này thì chất lượng vải thiều của huyện ngày càng được nâng lên, đảm bảo các tiêu chuẩn về VSATTP.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, do có thay đổi khí hậu nên dù duy trì diện tích gần 300 nghìn ha vải thiều, nhưng sản lượng chỉ đạt hơn 91 nghìn tấn, giảm gần 40% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, tỉnh cũng đánh giá, chất lương vải thiều năm nay cao hơn các năm trước, hiện tượng sâu cuống đã được khắc phục bằng các biện pháp sinh học. Ngoài ra, giá vải thiều cực cao, bình quân 38 nghìn đồng/kg, hơn 18 nghìn đồng so với năm 2016. Cá biệt, có những thời điểm, giá vải chính vụ tại thị trấn Chũ (Lục Ngạn) đạt đến 80 nghìn đồng/kg. Đây là năm vải thiều Bắc Giang đạt giá cao kỷ lục.
Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết, giá trị SX từ vải thiều toàn tỉnh ước đạt hơn 3.500 tỷ đồng, doanh thu phụ trợ đạt 1.800 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu từ vải thiều và các hoạt động phụ trợ lên hơn 5.300 tỷ đồng.
“Điểm nổi bật nhất trong năm nay là sản lượng tiêu thụ nội địa đã tăng nhanh. Chúng tôi đặt kế hoạch XK 50% sản lượng, còn lại tiêu thụ trong nước, nhưng thị trường nội địa năm nay đã tiêu thụ đến 60% sản lượng”, ông Thái nói.
Cũng theo vị lãnh đạo này, sau nhiều năm tìm tòi, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo SX và tiêu thụ vải thiều, tỉnh Bắc Giang đã có những bài học quý. Đó là chú ý quy hoạch, nâng cao chất lượng quả vải bằng các biện pháp sinh học; hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản thông qua kết nối cung cầu, liên kết giữa vùng SX và thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh công tác bảo vệ và xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc.
Đặc biệt, hỗ trợ phát triển các nhóm SX, HTX, áp dụng tiến bộ KHKT, nhất là mở rộng quản lý theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với những diện tích vải thiều ở các vùng trọng điểm.
Có đến hơn 1.000 hộ dân có vườn vải thiều thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên; hàng chục hộ thu nhập 500 triệu đồng. Đặc biệt, gia đình các ông Dương Văn Sáng và Nguyễn Văn Hiền ở xã Tân Mộc (Lục Ngạn) thu nhập trên 800 triệu đồng.
|