Trước những hạn chế đó, Chi cục BVTV Hà Nội áp dụng linh hoạt, rút gọn quản lý chặt khâu thuốc BVTV vừa giúp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm lại quản lý tốt được dư lượng.
Năm 2017 Hà Nội quản lý chặt khẩu sử dụng, ghi chép thuốc BVTV
Để quyết định đến sự an toàn của rau, có 3 yếu tố chính gồm: Dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật có hại và kim loại nặng trong đất. Tuy nhiên, trong 3 nguyên nhân trên, nguy cơ cao nhất chủ yếu ở khâu quản lý và sử dụng thuốc BVTV.
Để việc quản lý thuốc BVTV đạt hiệu quả cao nhất, mang tính phòng ngừa là chính, năm 2017 Chi cục BVTV Hà Nội áp dụng đồng bộ hàng loạt giải pháp từ quản lý hành chính tới tập huấn, tuyên truyền cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu SX rau an toàn.
Với diện tích vùng rau an toàn đã được chứng nhận trên 5.000ha, các cán bộ Chi cục BVTV tại các địa phương tiến hành phối hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại quản lý, kiểm tra chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV. Theo đó, Hà Nội đã áp dụng yêu cầu tất cả các đại lý thuốc khi bán hàng cho bà con nông dân phải có đơn kèm theo.
Tiếp đến, Chi cục BVTV cũng là đơn vị trung gian, kết nối giữa doanh nghiệp, HTX, người SX, người tiêu thụ, chính quyền các xã ký cam kết phối hợp kiểm soát SX, sơ chế, tiêu thụ rau an toàn, qua đó góp phần loại bỏ bớt nguy cơ dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm rau khi tiêu thụ qua liên kết này.
Đặc biệt, năm 2017, thực hiện nhiệm vụ Sở NN-PTNT giao, Chi cục BVTV Hà Nội phối hợp xây dựng 20 mô hình kiểm tra cộng đồng áp dụng PGS trong SX và tiêu thụ rau an toàn tại 20 xã, phường, thị trấn thuộc 14 quận, huyện với tổng diện tích gần 1.400ha.
Nhằm hỗ trợ các mô hình, Chi cục BVTV Hà Nội tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ngay trên đồng ruộng; tuyên truyền các loại thuốc BVTV không sử dụng trên rau quả và khuyến cáo các loại thuốc BVTV sử dụng trên rau quả. Qua đó, trang bị các kiến thức, kỹ năng, quy định về an toàn thực phẩm cho người nông dân.
Năm 2017 Hà Nội quản lý chặt khẩu sử dụng, ghi chép thuốc BVTV
Chi cục cũng cử cán bộ hướng dẫn nông dân ghi chép nhật ký sử dụng thuốc BVTV, nhận diện và loại bỏ các loại thuốc BVTV không hướng dẫn trên rau. Mỗi điểm mô hình PGS tiến hành phân các nhóm, tổ SX rau an toàn tự quản. Tiếp đến, mỗi nhóm bầu ra một nhóm trưởng, từ các nhóm trưởng bầu ra 1 trưởng liên nhóm phụ trách chung có nhiệm vụ hỗ trợ tích cực cho cán bộ kỹ thuật cũng như tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc quản lý, chỉ đạo các hoạt động của mô hình nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm thu hoạch.
Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội Nguyễn Duy Hồng chia sẻ, năm 2017 Chi cục đặc biệt coi trọng và tập huấn nhuần nhuyễn việc ghi chép nhật ký thuốc BVTV. Thất bại của VietGAP cho thấy nông dân hiện chưa tạo được thói quen ghi chép, tuy nhiên nếu không ghi chép sẽ khó khăn trong truy xuất nguồn gốc. Do đó, Chi cục rút gọn lại việc ghi chép tập trung vào ghi nhật ký sử dụng thuốc BVTV, bởi vấn đề an toàn thực phẩm trên rau an toàn hiện chủ yếu tập trung ở tiêu chí này.
Để quản lý, kiểm soát tốt hơn khẩu thuốc BVTV trong SX rau an toàn, ngoài các biện pháp hành chính, nghiệp vụ, tập huấn nông dân FFS, Chi cục BVTV Hà Nội còn triển khai, nhân rộng rất nhiều mô hình quản lý dịch hại tổng hợp IPM như: Bẫy bả chua ngọt, bẫy pheromone, ngâm đất xử lý sâu bệnh, qua đó giúp tỉ lệ sản phẩm rau an toàn SX có dư lượng luôn ở mức rất thấp.
|