SX trái cây theo VietGAP và GlobalGAP đáp ứng thị trường xuất khẩu
GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp - Sinh học ứng học, ĐH Cần Thơ chia sẻ: “Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ số tiền lớn để ăn sản phẩm an toàn. Nhưng họ lại không biết được sản phẩm đó có thật sự an toàn hay không? Vì thế phải bà con cần có sản phẩm dán mã vạch để đưa vào siêu thị. Người tiêu dùng muốn biết trái cây đó có nguồn gốc từ đâu chỉ cần lấy điện thoại ra để truy xuất nguồn gốc. Làm ra được sản phẩm an toàn không chỉ để xuất khẩu, mà tiêu thụ trong nước cũng rất tốt”.
Theo Th.S Trần Thanh Phong, GĐ Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang: Thời điểm hiện nay người tiêu dùng rất quan tâm về sức khỏe nên việc tìm mua các loại sản phẩm an toàn không còn lạ. Nhiều nông dân tại Tiền Giang đã sản xuất ra các sản phẩm được chứng nhận VietGAP và GlobalGAP.
Tuy nhiên, có một số đơn vị bán được cho DN với giá hấp dẫn, nhưng có đơn vị chỉ bán được giá thông thường. Khi HTX và DN SX theo VietGAP, GlobalGAP hết thời gian hỗ trợ chứng nhận, sẽ tự bỏ tiền để tái chứng nhận. Ngoài ra, nông dân cần liên kết với nhau vừa SX, vừa tiêu thụ để đảm bảo số lượng hàng cung ứng đạt chất lượng theo khách hàng mong muốn.
Đặc biệt, đối với hàng xuất khẩu, Mỹ là thị trường khó tính. Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng được Mỹ mở cửa xuất khẩu trái cây. Riêng 6 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã xuất khẩu trái cây khoảng 2 tỷ USD, trong đó 75% là củ quả, 25% rau. Trong khi đó, năm 2017 chỉ xuất khẩu được 3,54 tỷ USD.
Điều đó cho thấy xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu ngày càng tăng. Xuất khẩu đòi hỏi yêu cầu chất lượng càng cao và an toàn. Quan trọng, sản phẩm phải ngon, an toàn, số lượng lớn, truy xuất được nguồn gốc. DN Việt Nam muốn xuất sang Mỹ phải có đối tác người Mỹ để đăng ký. Do đó cần có sự liên kết để được hỗ trợ thành các THT, HTX để có sản lượng lớn, SX theo cùng quy trình nhằm đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.
Liên kết SX trái cây chất lượng cao giúp nông dân ổn định đầu ra và tăng thu nhập.
Kỹ sư Phạm Văn Huy, đại diện Cty Behn Meyer Việt Nam cho biết: Vào giai đoạn cây mang trái, mật số trái nhiều, để điều chỉnh cho trái đồng đều có thể cắt tỉa bớt trái cùng một cành hoặc cành có quá nhiều trái, chỉ giữ lại 1 – 2 trái để cân đối và hút các chất dinh dưỡng tốt hơn. Cân đối các thành phần hóa học và hữu cơ, giai đoạn nuôi trái chia ra 2 nhóm, nhóm cây mới ăn trái vụ đầu và cây ăn trái lâu năm. Thường cây còn tơ sẽ hút nhiều chất dinh dưỡng hơn và lượng đạm dư nhiều hơn. Giai đoạn để cân trái đồng đều nên bón các dòng sản phẩm Nitrophoska 15-15-15+2S, chứa đầy đủ các chất đa, trung vi lượng trong một hạt phân, chống thất thoát đạm.
Đối với cây lâu năm, nên bón dòng Entec 20-10-10, với tỷ lệ đạm, lân, kali là 2-1-1, gồm có đạm kép và công nghệ chống thất thoát đạm. Đạm kép gồm đạm Nitrat khi bón vào môi trường gốc, rễ cám sẽ hút lên, trong vòng từ 4 – 5 ngày sẽ có hiệu quả. Sau đó, từ 8 – 10 ngày sau, đạm Amon sẽ chuyển hóa thành đạm Nitrat thông qua quá trình Nitrat hóa, đặc biệt vào mùa mưa hạn chế được lượng đạm thừa.
Khi bón lượng đạm cân đối và cây phát triển đầy đủ sẽ ít bệnh hơn vào mùa mưa, có thể kết hợp với hữu cơ luân phiên. Quan trọng vào giai đoạn cuối trước khi thu hoạch cần tăng kali nên bón Nitrophoska Perfect 15-5-20 để tăng màu và độ ngọt của trái.