Từ đó tạo ra những chuyển biến tích cực, văn minh, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng nông sản sạch, thực phẩm an toàn.
Các mặt hàng trái cây của cửa hàng Biggreen tại 113, Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân
Theo Sở Công thương Hà Nội, hiện trên địa bàn 12 quận có 806 cửa hàng kinh doanh trái cây, trong đó có 176 cửa hàng chuyên kinh doanh trái cây, 630 cửa hàng kinh doanh thực phẩm tổng hợp trong đó có trái cây.
Tỷ lệ các cửa hàng kinh doanh trái cây đăng ký kinh doanh, thực hiện các điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) còn khá thấp khi chưa triển khai Đề án. Nhưng sau khi Đề án đi vào vận hành được gần một năm, các chỉ tiêu để bảo đảm ATTP đã tăng đáng kể, nhiều chỉ tiêu đạt hơn 90%.
Nếu trước đây, chỉ có 30% cửa hàng đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc cam bảo đảm ATTP thì đến tháng 8/2018 tăng lên 99%. Từ 50% cửa hàng có thiết bị giám sát chất lượng trái cây nay tăng lên 86%, các cửa hàng có tem truy xuất nguồn gốc cũng tăng rõ rệt. Trước đây, cửa hàng có hóa đơn chứng minh nguồn gốc trái cây chỉ đạt 59% thì nay tăng lên 99,5%. Đến nay, Hà Nội đã cấp biển nhận diện cho 752 cửa hàng đáp ứng các yêu cầu của Đề án với 93,3% chỉ tiêu đưa ra. Đồng thời, triển khai thí điểm mỗi quận một tuyến phố không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè.
Các cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn trong Đề án tại các quận trên địa bàn Hà Nội, khi đi vào hoạt động cho thấy những hiệu quả tích cực, được người tiêu dùng đánh giá cao.
Theo tìm hiểu trên địa bàn quận Thanh Xuân, cửa hàng Biggreen của Công ty TNHH Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam (có địa chỉ tại 113 Hoàng Văn Thái, Quận Thanh Xuân, Hà Nội) được gắn biển nhận diện ngay trong đợt đầu do TP cấp. Khi đi vào hiện thực đề án, cửa hàng đã được các ban, ngành đoàn thể hỗ trợ, củng cố thêm các quy trình trong quản lý ATTP. Bên cạnh đó, đơn vị cũng được hỗ trợ trong việc tuyên truyền, quảng bá.
Biggreen là cửa hàng kinh doanh thực phẩm tổng hợp trong đó mặt hàng chủ lực là rau và trái cây. Sản phẩm được bán tại cửa hàng Biggreen là các loại hoa quả, cả nhập khẩu và trong nước, nhưng chủ yếu tập trung vào kinh doanh hoa quả trong nước là nhiều. Bởi xu thế tiêu dùng của khách hàng hiện nay là hướng đến sản phẩm trong nước đạt chất lượng cao. Trái cây của cửa hàng kinh doanh an toàn Biggreen được mua ở các tỉnh và khu vực lân cận Hà Nội, các tỉnh miền Tây như ổi lê trồng theo VietGAP tại Học viện Nông nghiệp VN (Gia Lâm - Hà Nội), xoài Cát Chu (Đồng Tháp), nho xanh (Ninh Thuận), bơ (Đăk Lăk )...
Ông Nguyễn Tiến Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam chia sẻ: “Tất cả các loại quả bên mình đều kiểm soát theo mẫu, có một quy trình kiểm soát. Vùng nào đó có sản phẩm tiêu biểu thì trước tiên, bên mình sẽ đến đó khảo sát thực địa, lấy chất lượng về ăn thử, test thử, sau khi có kết quả đánh giá sẽ tiến hành đàm phán đưa ra quy trình sản xuất, quy trình thu hái và giá cả, thanh toán”.
Ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Biggreen kiểm tra sản phẩm tại cửa hàng
Sản phẩm của Biggreen chủ yếu được trồng theo hướng hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV hay chất kích thích vì thế luôn đạt chất lượng tốt, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng vì thế cũng rất tin tưởng và ưa chuộng sản phẩm của đơn vị này. Trung bình mỗi ngày cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn Biggreen xuất ra thị trường 3 - 5 tấn hoa quả.
Về giá cả, ông Hưng cho hay, trái cây khi được sản xuất và áp dụng các quy trình quản lý của Đề án thì giá thành sẽ tăng lên. Ví dụ một trái ổi khi có dán tem truy xuất nguồn gốc, để người tiêu dùng biết ổi được trồng ở đây, chăm sóc, bón phân gì, thu hái như thế nào thì giá chắc sẽ phải cao hơn so với thông thường.
Tuy nhiên, hiện tại cửa hàng đang hoạt động trong thời gian thí điểm, được UBND TP hỗ trợ nên giá bán vẫn ở mức bình thường. Khi hết thời gian thí điểm, hết hỗ trợ, giá bán có thể sẽ tăng.
Để được cấp và gắn biển nhận diện, ngoài tiêu chí sản phẩm đạt chất lượng cao thì tiêu chí về cơ sở hạ tầng tại Biggrenn cũng được đánh giá cao. Cửa hàng luôn đầu tư các trang thiết bị để phù hợp với điều kiện kinh doanh nhất định, hoàn thiện và đầu tư thêm tủ bảo quản, giá kệ hay các biển nhận diện, dụng cụ trang thiết bị phù hợp với đề án đưa ra. Được hỗ trợ in tem nhãn mác, tập huấn về kỹ thuật, hướng dẫn các doanh nghiệp. Bên cạnh đó các cán bộ của các cửa hàng đều được tập huấn về các bước đảm bảo ATTP nói chung, điều kiện đảm bảo ATTP nói riêng.
Từ khi gắn biển, tăng trưởng của cửa hàng có thay đổi rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Đề án thí điểm kinh doanh cửa hàng trái cây an toàn đã mang đến hiệu quả cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Giám đốc Biggreen chia sẻ, người tiêu dùng khi sử dụng trái cây của Biggreen đã có những phản hồi, đánh giá rất tốt, luôn yên tâm tìm đến cửa hàng vì sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, giá cả, có thể truy cứu rõ ràng. Khi Đề án được triển khai, cửa hàng được gắn biển nhận diện thương hiệu, lượng khách đông hơn, có nhiều khách mới, thậm chí những khách trước đây không hề mua thì nay đã quay trở lại và phản hồi rất tốt.
Các cửa hàng được gắn biển nhận diện trên địa bàn Thành phố cũng cho thấy những dấu hiệu đạt hiệu quả tích cực từ Đề án này. Ngoài Biggreen hay những cửa hàng như Vinmart +, Thủy Anh, Bác Tôm, Sói Biển... thì Ikonfood cũng được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá rất cao khi sử dụng.
Th.S Nguyễn Thị Phương Hoa, chủ cửa hàng IkonFood (234 Khương Đình, Hà Nội) có nhiều hiểu biết về nông nghiệp, nhận thấy vấn đề ô nhiễm thực phẩm, người dân rất cần rau sạch và đặc biệt là trái cây. Chính vì lí do đó, cùng mong muốn những người thân trong điều gia đình mình và những người xung quanh được thưởng thức những trái cây sạch, có xuất xứ nguồn gốc, để đảm bảo an toàn và an tâm cho người sử dụng, chị đã quyết định rời bỏ ghế nhà nước về làm kinh doanh. Hiện tại, cửa hàng kinh doanh những trái cây được TP xuất tem.
|