Ông Phạm Văn Rạnh, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, sau ba năm thực hiện chương trình NNƯDCNC gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, toàn tỉnh đã có trên 5.400 ha lúa ƯDCNC; 1.300 ha cây rau ƯDCNC, 900 ha thanh long được nhà vườn ƯDCNC kết hợp với quy trình sản xuất Việt GAP, 160 con bò cái sinh sản và gần 2.200 liều tinh bò thịt chất lượng cao để người dân nhân giống đàn bò… Tuy nhiên, quá trình sản xuất vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Bí Thư Phạm Văn Rạnh trong cuộc đối thoại nhân dân về chương trình Phát triển NNUDCNC gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Nỗi lo của các hộ trồng rau ATTP trong vùng NNUDCNC vẫn là nhu cầu cách tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để mua máy cơ giới phục vụ sản xuất, hệ thống thủy yêu cầu hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, trạm bơm điện, đường giao thông, đầu ra ổn định cho sản phẩm như mọi khi. Tuy nhiên, kỳ đối thoại này, nỗi lo bà con trồng rau Long An còn cụ thể, như một số HTX, THT trong chuỗi liên kết sản xuất ATTP bị một số cơ sở bếp ăn tập thể, siêu thị tại TP.HCM không chấp nhận. Hay quy định mới về việc sản phẩm nông nghiệp phải được sơ chế mới được nhập vào thị trường của Sở Công thương TP.HCM.
Cùng với việc báo cáo Bí thư Tỉnh ủy về thủ tục và thời gian triển khai các công trình hạ tầng như đường điện cung cấp khu NNCNC, ông Lê Văn Hoàng, GĐ Sở NN-PTNT Long An khẳng định, bất cứ HTX, THT nằm trong chuỗi SX nào bị bếp ăn tập thể, siêu thị tại TP.HCM không chấp nhận giấy chứng nhận ATTP thì báo ngay về Chi cục trồng trọt, BVTV và quản lý chất lượng nông sản, đơn vị này sẽ cùng Sở NN-PTNT làm việc lại với Ban ATTP TP.HCM và Sở Công thương TP.HCM. Tuy nhiên, ông Hoàng cũng nói thêm, các HTX cũng cần năng động hơn trong việc thuyết phục thị trường.
Giám đốc Sở NN-PTNT Lê Văn Hoàng trả lời thắc mắc của nông dân
Nói về quy định kể từ sau 31/12/2018 sản phẩm nông sản phải sơ chế, đóng gói bao bì mới được thị trường TP.HCM tiếp nhận, ông Lê Văn Hoàng khẳng định, đây là quy định đã được thông báo từ trước và, tất cả các HTX, THT, doanh nghiệp và hộ nông dân đạt tiêu chuẩn VietGAP cần liên hệ đối tác cho biết mẫu mã yêu cầu sơ chế, từ đó báo về Sở NN-PTNT để tỉnh có kế hoạch hỗ trợ, nhằm đảm bảo yêu cầu hàng hóa nông sản ATTP và có truy xuất được nguồn gốc.
Nông dân nêu thắc mắc