Bùng nổ sản xuất cây ăn quả có múi: Mừng hay lo?An Giang: Giá trị sản xuất cây ăn quả tăng caoSản xuất cây ăn quả công nghệ caoLiên kết sản xuất cây ăn quả
Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT)
Mở đầu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết: mấy năm gần thị trường rau quả của Việt Nam đang tăng trưởng tốt, riêng năm 2018 đã xuất hơn 60 quốc gia đạt kim ngạch XK khoảng 3,8 tỷ USD. Nhờ kết quả tốt đó thời gian qua SX CAQ theo hướng an toàn thực phẩm sạch, có hơn 85.685ha CAQ được công nhận sản xuất an toàn đạt tiêu chuẩn XK, riêng trong đó Viện CAQ miền Nam đã tư vấn hơn 1.000 ha CAQ đạt chứng nhận VietGAP. Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay mà ngành SX cây ăn quả, rau, hoa ở ĐBSCL đang phải đối mặt đó là sự tác động nặng nề của biến đổi khí hậu như hạn hán và xâm nhập mặn đã gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển của các vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng ĐBSCL, chính vì vậy chúng ta cần thay đổi SX theo khoa học và đẩy mạnh SX CAQ theo hướng hữu cơ để sản phẩm bền vững, có thể cạnh tranh tốt ở thị trường thế giới.
ĐBSCL hiện có khoảng 307.000 ha trồng cây ăn quả (CAQ), chiếm gần 40% diện tích trồng CAQ của cả nước, hằng năm cung cấp cho thị trường khoảng 4 triệu tấn quả. Các tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái lớn trong khu vực là Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Tháp… các loại CAQ có diện tích lớn ở ĐBSCL bao gồm chuối, xoài, cam, nhãn, khóm, bưởi, sầu riêng, thanh long, chôm chôm, quý… ĐBSCL cũng là nơi có nhiều giống CAQ bản địa ngon nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng Chín Hóa, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, quýt hồng, sa pô lồng mứt. Trong thời gian gần đây ĐBSCL không chỉ là vùng trồng CAQ chủ lực cung cấp trái cây cho nhiều tỉnh, thành trong nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp trái cây nguyên liệu cho xuất khẩu tươi và chế biến. Các loại trái cây như xoài, nhãn, thanh long, bưởi, chuối, khóm… SX từ ĐBSCL được thị trường ưa chuộng, kể cả XK. Trái xoài (trong đó giống xoài cát Hòa Lộc, cát chu) đang được thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc ưa thích; trái thanh long, nhãn, vúa sữa, chôm chôm đã xuất khẩu sang Mỹ với sản lượng gia tăng qua hằng năm. Bưởi da xanh, bưởi Năm Roi đang được các thị trường châu Á có nhu cầu nhập khẩu dạng tươi. Riêng thanh long là mặt hàng quả XK chủ lực với khoảng 1,1 tỷ USD năm 2018, tiếp đó là chuối, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, măng cụt, sầu riêng. Năm 2018, có 13 thị trường XK lớn có giá trị trên 25 triệu USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất chiếm 73,1% thị phần, còn lại là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Malaysia, Thái-lan, Australia, Đài Loan (Trung Quốc), UAE.
Sản xuất trái cây ở ĐBSCL
Tại hội thảo các chuyên gia đánh giá tiềm năng trái cây ĐBSCL trong cung cấp nguồn hàng XK còn rất lớn, không chỉ phục vụ các thị trường XK truyền thống mà còn xuất đi các thị trường khó tính. Cơ hội gia tăng giá trị XK trái cây trong những năm tới có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực như SX rau quả an toàn theo quy trình GAP, chất lượng rau quả được nâng lên, Việt Nam tăng cường đàm phán với các nước như Mỹ, Úc, Nhật... thị trường được mở rộng.
Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết: Những vấn đề còn tồn tại trong SX và tiêu thụ trái cây ở ĐBSCL có thể chỉ ra như quy mô diện tích trồng CAQ tại mỗi hộ còn thấp (phổ biến từ 0,3 - 0,5 ha), quy mô nhỏ và thiếu tập trung (ngoại trừ cây khóm và cây thanh long có vùng trồng khá tập trung). Chính sự phân tán và quy mô SX ở mỗi nông hộ nhỏ trong khi lại thiếu liên kết giữa các hộ với nhau nên đã dẫn đến tình trạng rất khó kiểm soát chất lượng trái cây cung ứng cho thị trường, nông dân dựa vào kinh nghiệm là chính, mỗi nhà vườn có cách áp dụng phân bón, thuốc BVTV khác nhau, tình trạng này dẫn đến trong cùng một loại trái cây nhưng chất lượng và an toàn thực phẩm khác nhau. Các DN rất khó có được khối lượng hàng đủ lớn với chất lượng đảm bảo và đồng đều về kích thước, ngoại hình trái. Cây giống không đồng nhất, dẫn đến chất lượng trái biến động cũng là vấn đề cần quan tâm trong sản xuất cây ăn trái ở ĐBSCL hiện nay. Sản xuất trái cây an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tuy đã hình thành tại các vùng trồng cây ăn trái, tuy nhiên diện tích trồng đạt theo quy trình này còn rất hạn chế.
Nông dân tham quan quầy trưng bài trái cây
Trong bối cảnh nhu cầu thị trường trái cây ngày càng khắt khe về chất lượng và nhất là yếu tố an toàn thực phẩm, nếu không có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc SX theo hướng an toàn thì đây sẽ là một thách thức lớn trong việc duy trì XK ở mức cao và bền vững cho ngành CAQ. Đại bộ phận sản lượng trái cây SX được sử dụng dưới dạng ăn tươi, chế biến rất hạn chế, điều này cũng trở thành điểm yếu trong XK trái cây đi các thị trường xa và khó tính. Đối với nhiều loại trái cây do có thời gian bảo quản ngắn, dễ bị tổn thương và tỷ lệ hư hỏng cao, trong điều kiện khâu chế biến thiếu và công nghệ sau thu hoạch kém đã và đang dẫn đến nhiều phiền toái cho nhà vườn và các DN kinh doanh trái cây.
Theo ông Thiệt, việc SX sản phẩm rau, quả không đảm bảo an toàn luôn đi song hành với việc SX và phát triển không bền vững ngành hàng rau quả. Việc sử dụng thực phẩm không an toàn đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khả năng lao động, chất lượng cuộc sống hàng ngày của con người. An toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng trong kinh tế xã hội, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Không đảm bảo an toàn thực phẩm còn làm giảm khả năng tiếp cận thị trường cho các mặt hàng nông sản trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.