Phát triển cam sành Hà Giang VietGAP (29/02/2016)

Cam sành Hà Giang bước vào giai đoạn chín từ tháng 12 đến tháng 2 dương lịch của năm sau. Vụ cam 2015 - 2016 vừa qua, tổng thu nhập của các hộ đạt 144,7 tỷ đồng.


Cam sành Hà Giang bước vào giai đoạn chín...

Cam sành là cây ăn quả đặc sản của Hà Giang được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Tính đến cuối năm 2015, tổng diện tích cam sành của tỉnh đạt 5.709 ha, trong đó 1.600 ha cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 13.553,4 tấn.

Cam sành Hà Giang bước vào giai đoạn chín từ tháng 12 đến tháng 2 dương lịch của năm sau. Vụ cam 2015 - 2016 vừa qua, tổng thu nhập của các hộ đạt 144,7 tỷ đồng.

Nhận thấy cây cam sành mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân, UBND tỉnh Hà Giang đã có nhiều chính sách nhằm ưu tiên mở rộng diện tích và không ngừng nâng cao giá trị của sản phẩm. Trong những năm qua, tỉnh đã triển khai hiệu quả chương trình "Phục hồi và phát triển cây cam sành", "Đẩy mạnh phát triển cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP"... Nhờ đó, năng suất và giá trị của sản phẩm cam sành không ngừng được nâng lên.

Nếu như năm 2012 (năm đầu tiên thực hiện chương trình "Phục hồi và phát triển cây cam sành"), năng suất cam của Hà Giang đạt bình quân 52 tạ/ha thì đến năm 2015, năng suất đạt 82,9 tạ/ha, cá biệt có nhà vườn tại xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang đạt trên 120 tạ/ha. Bên cạnh đó, uy tín của sản phẩm cam sành Hà Giang không ngừng được nâng lên, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường.

Trong năm 2016, tỉnh sẽ tập trung trồng mới 350 ha cam sành tại 3 huyện vùng cam, trong đó huyện Quang Bình trồng mới 150 ha, Bắc Quang 100 ha và Vị Xuyên 100 ha. Triển khai mở rộng sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP lên 1.900 ha. Phấn đấu đến cuối năm 2016, có 2.035 ha cam sành đạt tiêu chuẩn VietGAP, chiếm 39% tổng diện tích cam sành của toàn tỉnh; trong đó sản lượng cam đạt tiêu chuẩn VietGAP ước đạt 17.000 tấn.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, 3 huyện vùng cam cần đăng ký cho các hộ trồng cam sành tham gia tổ hợp tác, HTX. Trên cơ sở đó sẽ hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm cam sành, tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để tiếp tục mở rộng sản xuất. Tiến tới thành lập hiệp hội cam sành của 3 huyện. Các huyện cần chủ động, linh hoạt nhằm làm nổi bật giá trị, thương hiệu sản phẩm cam sành của địa phương mình.

Theo PHẠM VĂN PHÚ (nongnghiep.vn)
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIETGAP

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.634.1933 ext. 150

Email: vietgap@fsi.org.vn

Hotline: 0904.628.499

| |
Copyright © 2014 VietGap - All Right Reserved.
Đang online: 198
Tổng truy cập: 39349354