Cải thiện phẩm chất cây có múi (08/11/2018)

TS Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, chất lượng trái bưởi da xanh thường không đồng đều do cây đơn phôi, bà con dùng hột gieo trồng.

Khi thấy trái ngon lại tiếp tục nhân ra thì cây đó sẽ không mang đặc tính ban đầu của cây mẹ.


Chất lượng cây giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng

Ngoài ra, bà con cũng thường trồng cây chiết. Khi trồng trên diện tích lớn, cây giống được chiết trên nhiều cây khác mẹ thì chất lượng trái cũng sẽ khác nhau, khác cả về mẫu mã và hình dáng trái.

Quy trình canh tác không đồng đều, không giống nhau, không bón đúng theo quy trình gây dịch hại cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng. Đây là một trong những hạn chế cản trở khả năng cạnh tranh của trái bưởi da xanh...

Do bưởi da xanh có tính phổ rộng, thích nghi rộng nên được trồng rất nhiều nơi. Giống vẫn là vấn đề quyết định. Muốn SX ở một vùng lớn thì nhất định phải có cây đầu dòng để nhân ra và ghép. Nên sử dụng gốc ghép bưởi trên bưởi, không nên dùng cây chiết, có thể sử dụng bưởi long cổ cò làm gốc ghép để cây sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh và không ảnh hưởng đến chất lượng. Cây giống phải được sản xuất từ cây đầu dòng thì chất lượng mới đồng đều và đảm bảo được thành công và hiệu quả cao.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) cho biết: Trồng cây ăn trái thì phải chọn dòng vì trong SX trước đây, bà con thường trồng bằng hột nên có nhiều dòng khác nhau. Việc không chọn dòng thì chất lượng trái sẽ không đồng đều. Nhà nước đã có khuyến cáo, vùng sản xuất phải có cây đầu dòng thì giống sẽ có đặc tính thống nhất.

Chọn dòng có 6 vấn đề, đầu tiên cây phải có năng suất, chất lượng vượt trội và ổn định, chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường, cây đầu dòng phải có hội đồng bình tuyển và được công nhận.

Điều kiện để SX cây giống, trước tiên phải có vườn ươm. Tác động của gốc ghép cũng rất quan trọng, nếu gốc ghép khác nhau cũng làm chất lượng trái khác nhau. Chính vì vậy, nhà SX phải có vườn ươm, có nguồn giống cây đầu dòng. Nếu sử dụng giống trôi nổi thì không thể đồng nhất được. Có quy trình nhân giống thống nhất và sau khi làm ra cây giống thì phải được kiểm định đạt tiêu chuẩn mới xuất bán ra thị trường. Cây khi được nhân giống trong nhà lưới sẽ hạn chế được nguồn nhiễm bệnh...

Theo kỹ sư Phạm Văn Huy, đại diện Cty Behn Meyer Agricare Việt Nam: Cty có quy trình chăm sóc cây bưởi da xanh để đạt hiệu quả. Sau khi thu hoạch xong thì tiến hành bón vôi để xử lý bệnh hại trên môi trường đất. Trong vôi có canxi để nâng pH đất để tăng tỷ lệ hấp thu NPK về sau. Bên cạnh đó, bón vôi hoặc lân từ 15 – 20 ngày thì tiến hành xử lý hữu cơ, cân đối giữa nền hóa học và hữu cơ.

Cty Bm có sản phẩm Growel 3-3-3  kết hợp sử dụng Trichoderma để nhân vi sinh vật có lợi để đất tơi xớp hơn, màu mỡ hơn. Khi cây bắt đầu ra đọt mới thì bón dòng phân kích đọt (có thành phần đạm và lân cao), đó là sản phẩm Entec 25 – 15. Khi cây hình thành 2 – 3 lá thì bón thêm kali để lá dày hơn, thêm tỉ lệ Entec 20-10-10, giúp môi trường đất tơi xốp và màu mỡ hơn.

Trong quá trình canh tác, khoảng tháng 4 tiến hành bón lân và Nitrophoska 15-15-15 để xử lý ra hoa tốt hơn, bổ trợ thành phần trung, vi lượng cho cây…

Theo HOÀNG VŨ (nongnghiep.vn)
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIETGAP

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.634.1933 ext. 150

Email: vietgap@fsi.org.vn

Hotline: 0904.628.499

| |
Copyright © 2014 VietGap - All Right Reserved.
Đang online: 108
Tổng truy cập: 39349354