Giảm mùi phân thối 70- 90%
Mỗi lần họp thôn, tiếng cãi vã xung quanh chuyện ô nhiễm môi trường của người dân lại inh ỏi như vỡ chợ. Ông Đặng Đình Đảm, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Khánh (xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bảo rằng, cảnh tượng trên xảy ra cách đây 2 năm, khi giá lợn tăng cao. Toàn thôn có 520 hộ, trong đó hơn 100 hộ nuôi lợn theo quy mô trang trại và gia trại (quy mô từ 100 – 700 đầu lợn/lứa).
Nhờ sử dụng chế phẩm BiOWiSH, đàn lợn của gia đình chị Bôn phát triển khỏe mạnh, phân thải gần như không có mùi hôi thối
Năm 2014, nghề nuôi lợn đem về cho thôn Khánh doanh thu 28 tỷ đồng. Đến năm 2015, con số này tiếp tục tăng lên 35 tỷ đồng. Quả là một con số đáng mơ ước với ngôi làng thuần nông. Có thời điểm, cứ xuất 1 con lợn, chủ trại thu lãi 1,2 triệu đồng. Nhà lầu, xe đẹp cũng từ đó mà ra.
Vậy nhưng, hơn 500 hộ dân thôn Khánh luôn khổ sở vì ô nhiễm. Vừa bước qua cổng làng đã thấy mùi phân lợn xộc thẳng vào mũi, không tìm đâu được chút không khí trong lành. Bà Nguyễn Thị Thành, một người dân trong thôn than thở: “Cứ sống trong tình cảnh này thì vài năm nữa nơi đây biến thành làng ung thư mất anh ạ”.
Một lão nông ở xóm Trại, thôn Khánh bức xúc: “Cả xóm tôi chỉ có 40 hộ, thế mà trong gần 10 năm qua, đã có 14 người chết vì ung thư (độ tuổi từ 30 đến 55), chủ yếu là ung thư phổi. Bà con nhiều lần kiến nghị lên huyện, lên tỉnh nhưng chẳng có biện pháp ngăn chặn”.
Tại thôn Khánh, đã có 13 hộ chăn nuôi lợn bị xử phạt vì hành vi gây ô nhiễm môi trường. Trong lúc cơ quan quản lý đang đau đầu tìm cách xử lý mùi phân lợn, thì Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giới thiệu chế phẩm sinh học BiOWiSHTM MULTIBIO 3PS của hãng BiOWiSH (Hoa Kỳ) cho chăn nuôi (trâu bò, heo, gà, vịt…).
Để lôi cuốn người dân tham gia, Cty TNHH Enzyma Việt Nam (nhà cung ứng sản phẩm) đã hỗ trợ 100% chế phẩm sinh học BiOWiSH cho 107 hộ chăn nuôi sử dụng liên tục trong thời gian 4 tháng.
Chế phẩm sinh học này chứa nhiều chủng vi sinh vật có lợi, giúp lợn tăng cường tối đa khả năng hấp thu dưỡng chất, tăng sức đề kháng và tăng trọng nhanh. Nhờ đó, phân lợn thải ra môi trường tiết giảm được 70 – 90% mùi hôi thối do chứa rất ít chất hữu cơ.
5 năm sống chung với mùi hôi thối nồng nặc của khu chuồng lợn quy mô 200 – 300 con của gia đình, chị Nguyễn Thị Bôn chia sẻ, nghề nuôi lợn cho thu nhập khá cao, nhưng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người chăn nuôi.
Trước đây, mỗi ngày chị Bôn phải phun nước rửa chuồng 4 lần để khử mùi. Nếu không, người dân đi qua phải bịt mũi, nín thở. Nhưng sau 2 tháng sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho lợn, mùi phân thải giảm đến 70 – 80%.
Hiện tại, chị Bôn chỉ phun rửa chuồng 2 lần/ngày, nhưng hàng xóm không hề ca thán. Phân lợn xốp hơn, da hồng hào và rất khỏe mạnh.
Nuôi lợn không dùng kháng sinh
Ông Nguyễn Quốc Trí, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa, chia sẻ: “Những ngày đầu, chúng tôi vất vả lắm mới thuyết phục được người dân dùng thử chế phẩm sinh học BiOWiSH. Bởi họ không tin về những điều “thần kỳ” như nhà SX công bố”.
Điển hình là trường hợp của ông Nguyễn Văn Tứ, chủ trang trại quy mô chăn nuôi 420 lợn nái sinh sản và khoảng 700 lợn thịt (hình thức nuôi gia công cho Cty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam) ở thôn Sơn Quả 1, xã Lương Phong.
Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa tập huấn kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH cho lợn
Mới đầu, ông Tứ không muốn hợp tác, nhất quyết phải chờ chuyên gia tư vấn dinh dưỡng của Công ty C.P đến kiểm định. Kết quả, vị chuyên gia dinh dưỡng của C.P khuyến khích sử dụng vì sản phẩm này chứa nhiều chủng vi sinh vật có lợi cho lợn hơn các loại khác.
Sau khi dùng thử chế phẩm BiOWiSH, ông Nguyễn Văn Tứ tỏ ra thích thú. Ông cho biết, ngoài khả năng khử mùi thối của phân lợn, chế phẩm BiOWiSH còn giúp lợn tăng trọng nhanh hơn từ 3 – 5% so với chế độ chăm sóc thông thường. Màu da lợn hồng hào và luôn khỏe mạnh.
Trước đây, tính trung bình chi phí thuốc kháng sinh cho một đầu lợn khoảng 70.000 – 80.000 đồng. Nhưng từ khi sử dụng chế phẩm sinh học trên, ông Tứ gần như không phải sử dụng thuốc kháng sinh nữa.
Sau khi kiểm chứng hiệu quả của chế phẩm BiOWiSH, ông Tứ quyết định biến 2 con lợn nái hậu bị thành “chuột bạch” để thử nghiệm quy trình chăn nuôi lợn sạch không sử dụng thuốc kháng sinh.
Nhờ được bổ sung chế phẩm BiOWiSH, lợn mẹ rất khỏe mạnh và những con lợn con sinh ra cũng phát triển tốt. Hiện tại, lứa lợn con không sử dụng thuốc kháng sinh (chỉ phòng bệnh bằng vắc xin) đã đạt trong lượng 25 kg, mọi chỉ số phát triển bình thường.
Sau khi kiểm tra mô hình nuôi lợn sử dụng chế phẩm BiOWiSH, ông Phạm Văn Thịnh – Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa, khẳng định: Trước thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi lợn ở mức nghiêm trọng như hiện nay, việc sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH là giải pháp hữu hiệu nhất để xử lý mùi hôi thối và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Nếu so sánh, có thể thấy môi trường chăn nuôi tại thôn Khánh, xã Lương Phong đã cải chuyển biến rất rõ rệt. Người dân ở đó ngạc nhiên về sự thay đổi này và họ chấp nhận được về mặt cảm quan.
Thời gian tới, huyện Hiệp Hòa sẽ hỗ trợ chế phẩm BiOWiSH để bà con sử dụng trong chăn nuôi. Từ đó, phát triển các mô hình nuôi lợn sạch gắn với bảo vệ môi trường.
Tăng lãi 250.000 đồng/đầu lợn
Tháng 2/2016, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tiến hành đánh giá mô hình chăn nuôi lợn có bổ sung chế phẩm sinh học BiOWiSHTM MULTIBIO 3PS trong khẩu phần ăn tại trang trại Hoàng Long (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội).
Sau 5 tháng thử nghiệm trên đàn lợn hơn 200 con, tổng số ngày nuôi đã giảm trung bình từ 10-15 ngày. Đàn lợn tăng trọng một cách tự nhiên, phát triển đồng đều, chỉ số chuyển đổi thức ăn (FCR) đã giảm từ 2,47kg cám/1kg thịt xuống còn 2,34kg cám/1kg thịt. Thử nghiệm đợt thứ hai, chỉ số FCR đã giảm xuống còn 2,2kg cám/1kg thịt. Đặc biệt môi trường nuôi đã sạch hơn, gần như không có mùi.
Điều này đã giúp cho đàn lợn khỏe mạnh hơn, nên lượng kháng sinh sử dụng cho toàn bộ chu kỳ nuôi đã giảm tối đa. Dư lượng kháng sinh cũng như các loại vi khuẩn có hại trong thịt không còn, góp phần tăng lãi từ 250.000 - 260.000đ/con heo và chất lượng thịt được đảm bảo đủ tiêu chuẩn tiêu thụ ở những thị trường khó tính nhất.
|