Theo đó, Sở NN-PTNT Long An xây dựng 3 mô hình điểm thực hiện ứng dụng công tác quản lý sản xuất chăn nuôi theo quy trình VietGAP, công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi ở 3 hộ chăn nuôi bò thịt. Theo bà Khanh, thông qua mô hình điểm, người chăn nuôi bò trong tỉnh có thể tham quan, học tập kinh nghiêm, áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi, giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
Tỉnh Long An đặt mục tiêu xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt tại huyện Đức Hòa, Đức Huệ, đến năm 2020 sẽ tăng khoảng 5.000 con bò hướng thịt, trong đó, có từ 3.500 - 4.000 con bò hướng thịt chất lượng cao. Tại các các mô hình điểm, hộ chăn nuôi được hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn gieo trồng thâm canh các giống cỏ có năng suất và chất lượng cao; hướng dẫn nâng cấp và điều chỉnh kết cấu chuồng trại thích hợp quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Đồng thời, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ chăn nuôi như máy trộn TMR, máy băm cỏ, hệ thống làm mát...
Ngoài ra, các ngành chức năng tổ chức truyền thông về lĩnh vực giống, công nghệ trong lĩnh vực dinh dưỡng, giới thiệu các phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng trong chăn nuôi bò thịt, các biện pháp xử lý chất thải, lợi ích của việc thực hiện liên kết theo chuỗi ngành hàng trong chăn nuôi.