Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT tham quan mô hình nuôi tôm th ẻ bằng chế phẩm sinh học ở Sóc Trăng
Khởi đầu từ tháng 3 đến tháng 8/2016, Trung tâm Tập huấn và chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng ĐBSCL, Cty Enzyma triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng chế phẩm BioWish.
Trong đợt 1 thực hiện mô hình lô 1 với 6 ao nuôi, mỗi ao diện tích 1.000m2 thả tôm nuôi với mật độ 50 con/m2. Kết quả sau hơn 70 ngày cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 800 kg/ao, có ao đạt 900kg. Tổng chi phí thả nuôi hơn 136 triệu đồng gồm tôm giống, thức ăn, điện, vật tư thủy sản…
Trong quá trình nuôi có sử dụng chế phẩm BioWish Aquafarm 5kg (1,5 triệu đồng/kg) xử lý môi trường nước và BioWish 3PS cho tôm ăn 8kg (giá 500 ngàn đ/kg). Tổng thu từ bán tôm thương phẩm đợt 1 của lô 1 thu hơn 275 triệu đồng, lợi nhuận đạt khoảng 140 triệu đồng.
Tương tự, hạch toán chi phí SX lô 1 đợt 2 thả tôm nuôi có tổng chi phí khoảng 132 triệu đồng, tổng thu từ bán tôm hơn 242 triệu đồng, thu lãi trên 110 triệu đồng. Hiện nay tại lô 2 với 2 ao nuôi đang bắt đầu thả giống nuôi tôm đợt 1.
Ông Văng Đắt Phuông, Giám đốc Trung tâm cho biết: Qua hai đợt nuôi thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng có sử dụng chế phẩm sinh học để cho ăn và xử lý môi trường nhằm đảm bảo chất lượng nước và môi trường nuôi thủy sản, giúp giảm chi phí thức ăn (hệ số thức ăn giảm dưới 1.1 (trong khi nuôi tôm thông thường ngoài mô hình có hệ số thức ăn từ 1.3 đến 1.5).
Trong quá trình nuôi cho thấy phân hủy chất hữu cơ trong nước và chất thải và đáy ao nuôi; bổ sung hệ vi sinh vật có lợi và tăng dinh dưỡng trong môi trường ao nuôi, tăng cường sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, giúp tôm ăn và tiêu hóa thức ăn tốt hơn; đồng thời giảm thiểu sự hình thành tảo, chất hữu cơ dư thừa và chất thải; giảm thiểu mùi hôi tanh của chất thải, nước ao nuôi; giảm tỷ lệ phát sinh bệnh tôm, giảm chi phí sử dụng hóa chất như thuốc, điện, dầu…
Cty Enzyma giới thiệu qui trình kỹ thuật trong nuôi tôm có sử dụng chế phẩm BioWish không sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất. Sản phẩm này đã được thử nghiệm. Riêng kết quả áp dụng tại mô hình ở Sóc Trăng chứng minh đạt hiệu quả kinh tế, giúp tôm khỏe ít bị dịch bệnh và hạ thấp giá thành SX.
Ông Phuông cho rằng, mô hình này không sử dụng bất kỳ hóa chất nào, con tôm vẫn phát triển tốt, cho sản phẩm tôm sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên để tôm sinh trưởng, phát triển tốt hơn trong quá trình nuôi cần định kỳ bổ sung thêm các loại khoáng đa lượng, vi lượng như Ca, Mg, K để tăng độ cứng vỏ và màu sắc tôm sáng bóng hơn.
Mặt khác để giảm NO2 trong ao nuôi cần bổ sung thêm chủng vi khuẩn Nitrobacter để chuyển hóa NO2 sang NO3 rồi tơ tự do giải phóng ra ngoài môi trường. Do đó, dự kiến trong năm 2017 trung tâm sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu, thử nghiệm xây dựng mô hình trình diễn để nhân rộng, tạo sản phẩm sạch, an toàn cung cấp ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bà Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc trăng cho rằng, hiệu quả mô hình đạt được góp phần củng cố thêm phương pháp kỹ thuật dùng chất vi sinh nuôi tôm, có thêm sản phẩm sinh học mới có thể ứng phó trong tình hình diịch bệnh, sản phẩm tôm sạch và thân thiện môi trường là điều người dân đang mong đợi...
|