Đặc biệt, diện tích nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn XK 410ha, nuôi theo tiêu chuẩn ASC 101,66ha, tiêu chuẩn GlobalGAP 21,91ha, chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 285,13 ha...
Diện tích nuôi cá tra ở An Giang ngày càng tăng
Trước tình hình giá cá tra thương phẩm phục vụ cho XK đang tăng cao ở mức giá từ 35.000 – 36.000 đồng/kg, song song đó diện tích nuôi cá tra giống cũng tăng theo cả về sản lượng và diện tích nuôi. Riêng 9 tháng đầu năm diện tích SX cá tra giống 735ha, từ đây đến cuối năm tăng lên gần 1.000ha, cho sản lượng con giống khoảng 2,1 tỷ con/năm.
Tính đến thời điểm này tình hình XK cá tra của An Giang rất thuận lợi, kim ngạch XK 213,4 triệu USD tăng 23,99% so cùng kỳ năm 2017. Thị trường XK của các DN chế biến thủy sản trong tỉnh đối với sản phẩm cá tra đã xuất qua 80 nước, trong đó 31 nước Châu Á, 16 nước Châu Mỹ, 20 nước Châu Âu, 8 nước Châu Phi và 4 nước châu Đại Dương, trong đó, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường có sản lượng chiếm tỷ trong cao nhất.
Với những tín hiệu thị trường cá tra XK như hiện nay rất lạc quan, người nuôi rất phấn khởi. Tuy nhiên tỉnh vẫn định hướng phát triển nuôi cá tra phải theo quy hoạch, chú trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như nuôi phải có liên kết để đảm bảo đầu ra ổn định.
Nông dân thu hoạch cá tra rất phấn khởi vì giá cao
Ông Trần Phùng Hoàng Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang cho biết: Để ngành hàng cá tra phát triển ổn định như hiện nay và cho những năm tiếp theo An Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp như tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các cơ sở SX kinh doanh giống, cơ sở nuôi thủy sản nhằm từng bước nâng cao ý thức của các cơ sở trong việc đảm bảo điều kiện SX và chất lượng sản phẩm SX góp phần nâng cao chất lượng giống, chất lượng nuôi thương phẩm phục vụ chế biến.
Đồng thời phát triển thủy sản theo quy hoạch, quy mô SX công nghiệp, sản phẩm thủy sản đạt tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng theo yêu cầu của thị trường XK, SX thủy sản theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ. SX thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững nhằm tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.
Tiếp tục thực hiện công tác quản lý chuyên ngành chú trọng phát triển nghề nuôi cá tra theo hướng ổn định về chất lượng, đảm bảo phát triển bền vững, đẩy mạnh việc liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Việc triển khai chương trình giống cá tra 3 cấp An Giang thực hiện bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần gắn kết, cung cấp cá giống chất lượng cao cho các DN trong và ngoài tỉnh. Trong đó, thành lập được 2 chi hội SX giống cá tra gồm: Chi hội SX giống AFA với 22 hội viên tham gia, tổng diện tích ương nuôi giống là 69,12 ha. Chi hội SX cá giống huyện Châu Phú với tổng số 16 hội viên, tổng diện tích tham gia 31,8 ha. Năng lực cung cấp khoảng 800 triệu con giống/năm, đáp ứng nhu cầu của các DN lớn trong và ngoài tỉnh.
Xây dựng chuỗi liên kết giống cá tra 3 cấp. Đến thời điểm hiện tại đã xây dựng được 4 chuỗi liên kết với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cung cấp cá bố mẹ; Trung tâm Giống thủy sản An Giang cung cấp cá bột liên kết với đơn vị ương giống.
Chế biến cá tra XK
Ông Tuấn cho biết thêm, về SX theo chuỗi giá trị sản phẩm cá tra, nông dân tiếp cận được thông tin về thị trường thông qua kênh dự báo thị trường của DN về giá cả, chủng loại sản phẩm, nhu cầu, xu hướng tiêu thụ, biến động thị trường, yêu cầu chất lượng sản phẩm để kịp thời cung cấp cho DN và người nuôi. Thực hiện tập huấn hướng dẫn quy trình nuôi cá tra thương phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng, chất lượng GlobalGAP, ASC, VietGAP, sử dụng con giống từ hệ thống cung cấp giống 3 cấp đảm bảo cung cấp cá tra nguyên liệu chất lượng cho chế biến XK đáp ứng theo yêu cầu các nước nhập khẩu từng bước nâng cao giá trị sản phẩm cá tra XK trên thị trường thế giới.
Vận động các DN chế biến thủy sản thành lập chuỗi cung ứng sản phẩm cá tra gắn kết từ SX ương giống đến chế biến XK, các công đoạn đều phải được đào tạo huấn luyện nuôi an toàn và chất lượng. Quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện đồng bộ và gắn kết các khâu trong chuỗi SX đảm bảo chất lượng từ khâu SX giống đến sản phẩm chế biến XK.
Hỗ trợ các vùng nuôi của các DN chế biến thủy sản XK chứng nhận nuôi an toàn theo các tiêu chuẩn chất lượng, gắn kết với các hộ nuôi thủy sản theo hình thức chuỗi liên kết nhằm từngbước tăng diện tích nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn an toàn của tỉnh, đồng thời ổn định SX góp phần phát triển thủy sản An Giang bền vững.